SOS nghĩa là gì

SOS được nhiều người biết đến là tín hiệu cầu cứu khẩn cấp, thường thấy ở những thiết bị điện báo trên tàu biển. Ngày nay, SOS còn được sử dụng phổ biến và chúng ta có thể dễ dàng thấy trên điện thoại của mình. Vậy SOS nghĩa là gì? Bài viết dưới đây của portugalarte.org sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này cũng như cách dùng khẩn cấp thế nào.

I. SOS là gì?

SOS nghĩa là gì
SOS được hiểu đơn giản là tín hiệu cầu cứu khẩn cấp

SOS là từ tiếng Anh viết tắt cho những cụm từ có ý nghĩa khác nhau như Save Our Ship (cứu tàu, thuyền chúng tôi), Send Out Succour (hãy cứu lấy linh hồn của chúng tôi), Sinking Our Ship (tàu chúng tôi bị chìm)… Tuy nhiên những cụm từ này không thực sự đại diện cho ý nghĩa của SOS.

Trên thực tế, SOS không có ý nghĩa tiêng và cũng không phải là cụm từ viết tắt. Vậy SOS nghĩa là gì? Thực chất, SOS đơn giản chỉ là mã Morse của lĩnh vực hàng hải gồm 3 dấu chấm, 3 dấu gạch ngang và 3 dấu chấm (. . . _ _ _ . . .) do người Đức nghĩ ra để sử dụng trong những trường hợp cầu cứu khẩn cấp. SOS trong mã Morse được hiểu là dấu 3 chấm tạo thành chữ S, 3 dấu gạch ngang tạo thành chữ O, nên dù khi nhìn thuận hay ngược thì vẫn không thay đổi.

Như vậy, hiểu đơn giản thì SOS chính là tín hiệu cầu cứu, cần đến sự trợ giúp khẩn cấp. Tất cả những ký hiệu này sẽ thể hiện liên tục mà không có bất kỳ khoảng trắng hay điểm dừng nào cả. Cũng chính bởi sự tiện lợi này nên SOS được sử dụng để đại diện cho sự cầu cứu khẩn cấp trên biển, đất liền hoặc ở trên không.

II. Lịch sử của tín hiệu cầu cứu SOS

SOS nghĩa là gì
SOS là mã Morse do người Đức nghĩa ra

Vào cuối thế kỷ 19 đầu 20, mã Morse chính là cách duy nhất để các con tàu trên biển có thể giao tiếp với nhau. Các nhân viên điện tín gửi những tin nhắn từ tàu, thuyền này sang tàu, thuyền khác bằng cách sử dụng điện báo và mã Morse. Sau một thời gian, họ đã tạo ra cụm từ viết tắt để truyền đạt những tin nhắn quan trọng nhanh hơn.

Thời gian đầu, mỗi quốc gia đều có những tín hiệu cầu cứu riêng. Tại Anh, tín hiệu khẩn cấp là CQD. Tương tự với SOS, CQD là cụm chữ cái được quy ước chứ không phải là viết tắt của cụm từ nào.

Năm 1906, công ước quốc tế về điện tín vô tuyến ở Berlin (Đức) đã thống nhất sử dụng SOS là tín hiệu cấp cứu khẩn cấp mới. Những tàu thuyền không may gặp nạn trên biển phải sử dụng tín hiệu SOS được lặp lại trong một khoảng thời gian ngắn. Lúc đó, nhiều nhân viên điện tín đã từ chối sử dụng tín hiệu SOS bởi họ trung thành với tín hiệu của riêng họ trong nhiều năm qua. Cuối cùng, tất cả mọi thứ đã thay đổi sau vụ đắm tàu Titanic nổi tiếng toàn thế giới.

Năm 1912, tàu Titanic đã đâm va phải tảng băng lớn trôi giữa Đại Tây Dương và nhanh chóng chìm xuống đáy biển. Chính sự tổn thất to lớn của thảm họa tàu Titanic đã góp phần phổ biến tín hiệu SOS. Từ đó, mọi người đã thực sự hiểu được SOS nghĩa là gì. Có giai thoại kể lại rằng, những nhân viên điện báo trên tàu Titanic đã gửi đi liên tục những tín hiệu SOS và CQD và nói đùa rằng đây có thể là cuối họ được sử dụng tín hiệu cầu cứu SOS.

Chính bởi sự không thống nhất về chuỗi điện báo này đã gây ra tình trạng khó hiểu trong lúc hỗn loạn đó. Khi những tàu cứu hộ đến nơi, hơn 1.500 hành khách đã chìm xuống đáy biển. Kể từ đó, SOS đã trở thành tín hiệu cầu cứu khẩn cấp tiêu chuẩn trên toàn thế giới.

Do sự tiến bộ của công nghệ viễn thông, mã Morse và tín hiệu SOS đã không còn được sử dụng rộng rãi như trước kia. Năm 2007, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ đã loại yêu cầu về điện báo viên phải biết mã Morse. Hải quân Mỹ vẫn sử dụng mã Morse nhưng nó không phải là ký hiệu chính để báo hiệu sự cố nữa.

III. Cách truyền tải tín hiệu SOS

Để hiểu chi tiết SOS nghĩa là gì thì bạn cần biết tín hiệu này được truyền tải như thế nào đến người nhận. Theo đó, tín hiệu cầu cứu SOS được truyền chủ yếu từ âm thanh, hình ảnh, ánh sáng.

1. Âm thanh

Thời gian đầu, tín hiệu cầu cứu SOS được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp trên biển, nên chúng sẽ dùng âm thành để truyền tải tín hiệu. NGười trợ giúp sẽ sử dụng những thiết bị truyền tải âm thanh đến người khác.

2. Tín hiệu bằng đèn pin (Ánh sáng)

SOS nghĩa là gì
Bạn có thể dụng âm thanh, hình ảnh, đè pin để ra tín hiệu cầu cứu SOS

Bên cạnh việc cầu cứu bằng âm thanh, bạn cũng có thể sử dụng ánh sáng phát ra từ đèn pin để cầu cứu. Lúc này, bạn có thể phát tín hiệu bằng một đoạn mã hóa Morse với 3 lần nháy đèn ngắn, 3 lần nháy đèn dài và 3 lần nháy đèn ngắn lần nữa.

3. Hình ảnh

Nếu bạn gặp trường hợp khẩn cấp mà không có âm thanh, đèn pin thì hãy sử dụng hình ảnh. Bạn chỉ cần vẽ chữ SOS vào giấy hoặc những vật dụng xung quanh thật to để người khác có thể nhìn thấy và trợ giúp kịp thời. Khi hình ảnh SOS được truyền tải đến người khác thì ngay lập tức họ sẽ hiểu bạn đang gặp nguy hiểm và đến giúp đỡ ngay lập tức.

Tóm lại, nếu như trước đây tín hiệu SOS chỉ được sử dụng cho tàu thuyền trên biển khi gặp trường hợp khẩn cấp hay tai nạn. Thì hiện nay, tín hiệu này đã được thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Bạn có thể sử dụng tín hiệu SOS trong những trường hợp khẩn cấp cần sự giúp đỡ, cảnh báo nguy hiểm. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã biết được SOS nghĩa là gì cũng như những trường hợp nên sử dụng. Nếu có bấy kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn hãy để lại ý kiến ở bên dưới bài viết này để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhanh nhất nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.